Kinh nghiệm xin phiếu lý lịch tư pháp số 2 khi đang ở nước ngoài trình tự, hồ sơ, thủ tục đăng ký online….

Để làm thủ tục đăng ký mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2 cần những giấy tờ gì? Tại sao phải làm lý lịch tư pháp số 2, chi tiết thủ tục, hồ sơ như thế nào, cơ quan nào cấp và làm ở đâu. Có mấy loại lý lịch tư pháp, có đăng ký được online không?… LamLyLichTuPhap.Pro sẽ cung cấp chi tiết nhất cho quý vị những thông tin quan trọng trong quá trình làm thủ tục lý lịch tư pháp số 1 và 2 cần chuẩn bị những gì.

Kinh nghiệm xin phiếu lý lịch tư pháp số 2
Kinh nghiệm xin phiếu lý lịch tư pháp số 2

I. Thủ tục đăng ký lý lịch tư pháp số 2

1. Khái quát về lý lịch tư pháp

Trước tiên chúng ta tìm hiểu về lý lịch tư pháp là những giấy tờ gì? Lý lịch tư pháp là giấy tờ dùng để chứng minh cá nhân có hay không những án tích bị cấm hay không về việc đảm nhiệm chức vụ, quản lý, thành lập của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản.
Lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp. Theo như quy định tại điều 41 Luật lý lịch tư pháp 2009, Phiếu lý lịch tư pháp hiện nay được chia làm 2 loại chính đó là: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Vậy sự khác nhau giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì?

a, Lý lịch tư pháp số 2 khác gì số 1

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1Cấp cho ai?
    – Cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam; cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
    – Cấp cho cá nhân: nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống thông thường như làm hồ sơ xin việc, làm giấy phép lao động,…
    Mục đích
    – Cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội: nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
    – Trong phần án tích phiếu chỉ ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa.
    Nội dung
    – Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
    Ủy quyền
    Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2

  • Cấp cho ai?
    – Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân.
    – Cấp cho cơ quan tố tụng: nhằm mục đích phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
    Mục đích
    – Cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
    Nội dung
    – Trong phần án tích phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa.
    – Ghi đầy đủ thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
    Ủy quyền
    Cá nhân không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
    Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho những đối tượng nào?

b,Tại sao phải làm lý lịch tư pháp số 2

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Phiếu này sẽ được cấp cho:

  • Người có quốc tịch Việt Nam thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam. 
  • Người có quốc tịch Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài.
  • Và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. 
  • Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Theo Luật Lý lịch tư pháp, quá trình yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ được thực hiện theo mẫu tờ khai số 03/2013/TT-LLTP và mẫu số 04/2013/TT-LLTP. Bao gồm:

  • Một bản sao giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người xin cấp phiếu lý lịch tư pháp.
  • Một bản sao Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; Giấy chứng nhận thường trú/tạm trú của người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp (nên mang theo bản chính để tiện trong việc đối chiếu).
  • Nếu ủy quyền cho người khác đi làm thủ tục hộ thì phải trình Văn bản ủy quyền (Nếu người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Và văn bản ủy quyền này phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
  • Một bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người được ủy quyền.

Lưu ý:

  • Chỉ khi yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 mới có thể được ủy quyền người khác đi thay, phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền.
  • Nếu người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hay giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

c, Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2

1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú

b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định”.

Như vậy, cơ quan nào có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 44 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 là các đơn vị trên, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị gì trước khi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để làm?

d, Hồ sơ xin lý lịch tư pháp số 2 gồm những gì?

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 (đã được chứng thực tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán).
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (đã được chứng thực tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán).
  • Bản sao sổ hộ khẩu của người được cấp phiếu Lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú trước khi xuất cảnh (trường hợp không còn tên trong sổ hộ khẩu gia đình).
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ và giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền. Có 2 trường hợp sau:
  1. Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp nộp bản chụp chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
  2. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì phải nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.
    Làm lý lịch tư pháp số 2 làm ở đâu?

e, Địa chỉ làm lý lịch tư pháp:

– Nếu quý vị có hộ khẩu ở TPHCM, có thể đến trực tiếp Sở tư pháp thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ 141-143 Pasteur, Quận 3 để nộp đơn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp.

– Nếu quý vị có hộ khẩu ở Hà Nội thì sẽ nộp đơn tại 221 Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông để đăng ký lý lịch tư pháp Hà Nội.

– Nếu ở các tỉnh thành khác, có thể liên hệ Sở tư pháp ở tỉnh thành trên hộ khẩu để xin phiếu lý lịch tư pháp.

– Trường hợp có hộ khẩu tỉnh nhưng không tiện về địa phương để làm lý lịch tư pháp, quý vị có thể nhờ người thân ở địa phương hỗ trợ làm và gửi lên.

Vậy làm lý lịch tư pháp ở đâu TPHCM nếu quý vị có hộ khẩu tỉnh, không tiện về địa phương và cũng không có người thân để nhờ hỗ trợ? Trường hợp này quý vị có thể đến trực tiếp Quầy số 2, Bưu điện TP.HCM – 125 Công Xã Paris, Quận 1 để được hỗ trợ làm phiếu lý lịch tư pháp.

g, Lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu?

Thời hạn phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được quy định rõ ràng, thống nhất mà vẫn phải phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan và phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.

f, Những câu hỏi thường gặp khi đăng ký lý lịch tư pháp số 2.

Hỏi: Lý lịch tư pháp mẫu số 1 có liên quan đến lý lịch tư pháp số 2 không?

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ được cấp khi xin việc làm tại Việt Nam, xin giấy phép lao động cho đối tượng là người nước ngoài, khi bổ sung hồ sơ để xin việc ở các công ty,… Phiếu số 1 sẽ giúp quý vị biết được nội dung lý lịch tư pháp của bản thân hoặc cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho :

– Người có quốc tịch Việt Nam thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.

– Người có quốc tịch Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài.

– Và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Hỏi: Mẫu lý lịch tư pháp số 2 là gì?

Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân muốn biết được nội dung lý lịch của mình

Nội dung thông tin của cá nhân trong phiếu được cấp bao gồm: nơi sinh, ngày sinh, họ và tên, giới tính, quốc tịch, nơi cư trú, số CMND hoặc Passport, họ tên thân nhân cha, mẹ, vợ hoặc chồng.

Tình trạng án tích:

Đối với người chưa bị kết án thì ghi “không có án tích”.

Đối với người đã bị kết án thì ghi là “có án tích” và nêu chi tiết các thông tin theo thời gian của án tích đã xóa, chưa xóa, quyết định của Tòa án.

Thông tin cấm đảm nhiệm thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

Người không bị cấm thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.

Nếu bị cấm thì ghi các thông tin chi tiết việc cấm đảm nhiệm, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.

Hỏi: Phiếu lý lịch tư pháp tiếng Anh là gì?
Phiếu lý lịch tư pháp tiếng anh là Criminal Record hay Criminal Record Certificate hay Police Report.
Hỏi: Download mẫu lý lịch tư pháp số 2 ở đâu?

Để download mẫu lý lịch tư pháp số 2, quý vị hãy Download ở đây

Hỏi: Làm lý lịch tư pháp mất bao lâu?

Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp khônvề điều kg quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh iện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.

Hỏi: Hướng dẫn Làm lý lịch tư pháp trực tuyến online như thế nào?

Hiện nay, quý vị có thể đăng ký thông tin xin cấp lý lịch tư pháp online trước khi đến nộp hồ sơ bằng cách vào website: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home điền đầy đủ thông tin để lấy số hẹn. Sau đó khi đã có lịch hẹn, quý vị mới mang hồ sơ trực tiếp đến nộp.

Hướng dẫn chi tiết cách điền thông tin trực tuyến: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/share/huongdan/HDSD.pdf

Hỏi: Những ai cần làm Phiếu lý lịch tư pháp? Đối tượng cần làm phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:

Người Việt Nam đang làm việc và học tập tại Việt Nam có nhu cầu cấp PLLTP; Người Việt Nam đang học và làm việc ở nước ngoài; Người nước ngoài đã và đang cư trú và làm việc tại Việt Nam.

Hỏi:Lý lịch tư pháp có làm hộ được không

Lý lịch tư pháp số 1 thì bạn có thể nhờ người thân được ủy quyền làm giúp nhưng phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì bắt buộc bạn phải đi làm

Nếu quý khách không muốn gián đoạn công việc, tốn quá nhiều chi phí từ nước ngoài về Việt Nam để tiến hành thủ tục làm phiếu lý lịch tư pháp số. Bạn hãy liên hệ với Khởi Nguyên với tiện ích “Dịch vụ làm phiếu lý lịch tư pháp số 2” của chúng tôi để có được phiếu lý lịch tư pháp nhanh và vắng mặt.

Hồ sơ làm Phiếu lý lịch tư pháp số 2 khi đăng ký tại LamLyLichTuPhap.Pro chỉ cần:

– Bản photo giấy Chứng Minh Nhân Dân hoặc Hộ Chiếu mới nhất.

– Thông tin cá nhân của đương đơn nhằm mục đích điền Đơn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 như: họ tên đầy đủ và ngày sinh, nơi sinh của Cha mẹ và Vợ/Chồng.

Quý khách có thể scan những giấy tờ nêu trên gửi về địa chỉ email: xuatnhapcanh.hn@gmail.com. Hoặc gửi qua Zalo theo số điện thoại 0984.397.510 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn nhanh chóng nhất

5/5 - (5 bình chọn)